HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2022

An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là yếu tố quan trọng để đảm bảo và phát triển sản xuất, bảo đảm sức khỏe và tính mạng của người lao động vì vậy công tác ATVSLĐ luôn là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Tháng ATVSLĐ là đợt cao điểm nhằm phát động sâu rộng phong trào quần chúng lao động chấp hành các quy định của pháp luật về AT-VSLĐ. Đây cũng là dịp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác AT-VSLĐ; đẩy mạnh các hoạt động cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ người lao động, bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, công dân; góp phần phát triển kinh tế, xã hội ổn định, bền vững.

Thực hiện Kế hoạch số 40/KH-HĐATVSLĐ ngày 22/3/2022 của Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Quảng Ninh về việc Tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Ủy ban nhân dân xã Sơn Dương  đã ban hành Kế hoạch số 58/KH-BCĐ ngày 01/04/2022 về việc Tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022 trên địa xã Sơn Dương.

Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 21- Ctr/TU ngày 05/12/2013 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 1266/KH-UBND ngày 18/3/2014 của UBND Tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban bí thư Trung ương Đảng  (khóa XI) về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Thực hiện các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Hội đồng An toàn vệ sinh lao động tỉnh Quảng Ninh về việc Tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh diễn ra từ ngày 01/5/2022 đến 31/5/2022 với Chủ đề: “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”.

Để triển khai có hiệu quả Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022, UBND xã Sơn Dương phát động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 6 - năm 2022 và yêu cầu các đơn vị, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

1- Các đơn vị liên quan, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn xã tổ chức tuyên truyền, cổ động, phát động thi đua, treo băngzôn, khẩu hiệu hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022; Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để thực sự làm chuyển biến mạnh mẽ ý thức của người lao động, người sử dụng lao động và quần chúng nhân dân trong việc đảm bảo ATVSLĐ;

2-  Các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải kiểm điểm nghiêm túc và đánh giá đúng thực trạng công tác ATVSLĐ của đơn vị; đề ra các biện pháp cụ thể, đưa vào chương trình, kế hoạch ngay từ đầu năm để giảm thiểu tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.

3- “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”; đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện pháp luật lao động trong tuyển dụng, sử dụng lao động và chấp hành các qui định về ATVSLĐ ở tất cả các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế; duy trì và tiếp tục tăng cường hình thức kiểm tra đột xuất về an toàn vệ sinh lao động ở các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Chú trọng và nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra ở cấp cơ sở, cấp công trường, phân xưởng và tổ đội sản xuất (đặc biệt là trong sản xuất, quản lý và sử dụng điện; xây dựng; cơ khí; khai thác và chế biến đá; vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động) để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tai nạn lao động và sự cố mất an toàn xảy ra.

4- Công tác huấn luyện an toàn lao động cần đổi mới cả về hình thức và nội dung; chú trọng huấn luyện kỹ năng thao tác xử lý các sự cố; định kỳ củng cố lại kiến thức về an toàn lao động và các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ trong sản xuất;

5- Tiến hành điều tra kịp thời, chính xác tất cả các vụ tai nạn lao động xảy ra, đề ra các biện pháp khắc phục và xử lý ngay các trường hợp vi phạm. Đối với các vụ tai nạn lao động nặng và tai nạn lao động chết người phải được khai báo kịp thời đến các cơ quan chức năng theo qui định; Xử lý nghiêm các trường hợp xảy ra tai nạn lao động nặng và chết người nhưng che dấu, không khai báo.

6- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ đối với các chất dễ cháy nổ; các vật tư, các chất nguy hại; các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo qui định.

7- Chấn chỉnh, củng cố, kiện toàn mạng lưới cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách làm công tác an toàn lao động ở các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo đủ năng lực và trình độ để hoàn thành nhiệm vụ.

8- Tiếp tục quan tâm nghiên cứu, lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp, nâng cao mức độ đảm bảo an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn; chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, đi lại, xây dựng thiết chế văn hóa nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

9- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo đúng quy định;

10- Thăm hỏi một số nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quan tâm hơn nữa đối với thân nhân các gia đình có người bị tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động chết người./.

Huy Ninh

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 139